Tuesday, November 30, 2010

Cách chế biến các loại quả nên ăn cả vỏ


Ăn vỏ rau quả có thể giúp tăng cường vitamin, chống ung thư và bổ sung năng lượng. Dưới đây là những tiết lộ về giá trị dinh dưỡng và cách chế biến các loại rau quả nên ăn cả vỏ của BS Marilyn Glenville, Hiệp hội Y học Hoàng gia Anh:

Quả kiwi



Lớp lông của vỏ quả kiwi rất giàu chất chống ôxy hóa và các chất chống ung thư, kháng viêm và chống dị ứng.

Lớp vỏ của kiwi giàu chất chống ôxy hóa gấp 3 lần ruột quả. Nó cũng có khả năng kháng khuẩn Staphyloccocus và E-coli thường xuất hiện trong các vụ ngộ độc thực phẩm.

Ăn như thế nào?: Nếu lớp vỏ kiwi thường quá chát đối với bạn, một lựa chọn thay thế là quả kiwi “vàng” có vị ngọt hơn, lớp vỏ mỏng và ít lông hơn nhưng có cùng lợi ích.

Hãy dùng cả vỏ nếu làm nước ép kiwi.

Dứa



Đừng vội hốt hoảng. Lớp vỏ này là phần lõi dai của quả dứa chứ không phải là lớp vỏ ngoài thô ráp.

Mặc dù rất giàu chất xơ và vitamin C nhưng lợi ích thực sự của dứa là nằm ở enzyme bromelain, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày. Và lõi dứa có chứa lượng bromelain cao gấp 2 lần so với phần xung quanh nó.

Ăn như thế nào?: Xắt nhỏ và ép lấy nước hay xay sinh tố cùng với phần thịt quả hoặc dùng lõi này cho vào các món súp hay món hầm để bổ sung thêm chất xơ.

Súp lơ xanh



Thông thường chúng ta chỉ ăn những cụm hoa nhỏ ở trên nhưng thực tế, có rất nhiều lý do để ăn cả thân của hoa súp lơ.

Thân súp lơ có ít hương vị hơn phần hoa nhưng chúng lại giàu can-xi và vitamin C hơn. Thân súp lơ cũng rất giàu chất xơ và vì thế bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn.

Ăn như thế nào?: Chẻ nhỏ thân ra và rồi xào hay nướng, luộc cùng hoa súp lơ.

Chuối



Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã phát hiện ra rằng chiết xuất vỏ chuối có thể giúp giảm trầm cảm vì nó rất giàu serotonin, chất hóa học giúp cân bằng cảm xúc.

Lớp vỏ này cũng tốt cho mắt, nó có chứa chất chống ôxy hóa lutein mà có tác dụng bảo vệ các tế bào mắt bệnh đục nhân mắt do tia tử ngoại.

Ăn như thế nào? Nhóm nghiên cứu khuyên nên đun vỏ chuối 10 phút và nước này để lạnh hoặc cho vào máy ép cùng với ruột chuối làm nước ép chuối.

Tỏi



Theo một nghiên cứu từ Nhật Bản, vỏ tỏi có lượng chất chống ôxy hóa phenylprôpanid cao gấp 6 lần.

Ăn như thế nào?: để nguyên vỏ cho vào nướng hay xào.

Quả họ cam quýt



Vỏ cam và quýt rất giàu chất chống ôxy hóa superflavonoid, có thể giúp giảm mức cholesterol xấu nhưng hoàn toàn không ảnh hưởng tới mức cholesterol tốt.

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, các chất chống ôxy hóa trong vỏ cao gấp 20 lần so với ruột quả. Lớp ruột xốp trắng rất giàu pectin, một chất xơ dinh dưỡng giúp giảm cholesterol và hỗ trợ các khuẩn có lợi ở đường ruột.

Ăn như thế nào?: Thêm vỏ quả sắt nhỏ vào các món bánh hay ép cùng với thịt quả khi làm nước sinh tố.

Các loại bí



Tất cả các loại bí đều rất giàu kẽm (giúp tăng cường sức khỏe da và móng) và chất chống ôxy hóa beta-caroten (giúp chống bệnh tim và ung thư)/

Vỏ quả bí quá cứng để có thể ăn nhưng nếu gọt càng mỏng thì lượng vi chất càng được giữ lại.

Đừng bỏ hạt các loại bí, chúng rất giàu omega-6 và các axit béo thiết yếu mà rất hữu ích cho sức khỏe não bộ.

Ăn như thế nào?: rửa sạch hạt trong nướng ấm và nướng với chút dầu ôliu trong 20 phút. Dùng vỏ mỏng xắt vụn trộn vào sa-lát hay súp.

Khoai tây



Hầu hết chúng ta đều biết rằng vỏ khoai tây rất tốt cho sức khỏe nhưng rất ít người biết là tại sao. Đó là vì lớp vỏ này thực sự là ngôi nhà dinh dưỡng với lượng chất xơ, kali, sắt, phốt pho, kẽm và vitamin trong 1 củ khoai tây cỡ vừa cung cấp 1 nửa nhu cầu hằng ngày của cơ thể.

Tương đương về trọng lượng, khoai tây có nhiều vitamin C hơn cam.

Ăn như thế nào? Nướng, luộng và hầm và rán nguyên củ hoặc xắt miếng không bỏ vỏ.

6 lời khuyên chế ngự cơn “thèm ngọt”


Để mặc vừa bộ váy bạn mơ ước diện nó trong các buổi lễ tiệc, hãy đối diện với cơn “thèm ngọt”, thủ phạm khiến bạn tăng cân qua 6 lời khuyên sau:


1. Thay đổi “tận gốc” thói quen

Trong thời kì mang thai hay cho con bú, trẻ sẽ dần dần làm quen với vị ngọt từ dịch nước ối và sữa mẹ. Thói quen ăn ngọt cho trẻ cũng từ đó mà hình thành.

Vì thế, để thay đổi sở thích chuộng đồ ngọt của con mình sau này, người mẹ ngay từ khi mang thai nên hạn chế ăn ngọt như hãy chọn hoa quả thay cho bánh kẹo, nước lọc hay trà không bỏ đường thay vì uống nước ngọt…

2. “Kết thân” với thức ăn có chỉ số đường IG thấp

Để tránh những cơn thèm ngọt, bạn nên tận dụng những thức ăn có chỉ số đường thấp để duy trì ổn định nồng độ glucozo trong máu lâu hơn, chẳng hạn như trái cây (trừ chuối), rau xanh, sữa chua, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, các loại đậu (đậu nành, đậu trắng, đậu đỏ), sôcôla đen…

Ngược lại, cần giảm và tránh những thức ăn có chỉ số đường huyết cao như bánh kẹo, mứt, khoai tây, bánh mì trắng, gạo trắng…

3. “Lợi dụng” protein

Thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng đạt tới cảm giác no miệng trong một thời gian dài. Lý tưởng nhất là tiêu thụ các nguồn protein trên vào bữa sáng và bữa trưa để tránh sự “quấy rầy” của bữa ăn phụ vào buổi chiều. Hơn thế nữa, protein cũng có chức năng “doping” cho não của bạn giống như gluxit.

4. Thông minh với đồ ngọt thân thiện

Cách chắc chắn nhất để không ních đồ ngọt căng bụng là “tống khứ” nó ra khỏi nhà bạn. Tuy nhiên, cơ thể bạn (nhất là bộ não) lại cần đường để hoạt động và sự nhịn đường bằng cách đó chỉ làm tăng ham muốn với đồ ngọt mà thôi.

Vấn đề ăn ngọt mà không tăng cân nằm chính trong danh sách mua sắm “thông minh” của bạn với những “đồ ngọt thân thiện” không chứa chất béo (chất béo làm bánh kẹo hay các đồ ngọt bị nhờn và chứa lượng calo gấp 10 lần). Một danh sách nhỏ các đồ ngọt “giữ phom” cho bạn là: socola đen, hoa quả tươi hoặc khô, sữa chua…

5. Kiểm soát cảm xúc

Đường có khả năng kích thích não bộ tiết hóc môn hạnh phúc - serotonie. Chính vì thế, khi bị stress trong công việc, có chuyện buồn hay sự “xuống cấp” tinh thần trong mùa đông, người ta thường tìm đến đồ ngọt để cân bằng cảm xúc.

Để tránh rơi vào hoàn cảnh này, hãy học cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân. Một vài thói quen hay động tác đơn giản để bạn vượt qua nhu cầu giải tỏa tâm lý qua đồ ngọt là một bài tập hít thở sâu, luyện tập đều đặn một môn thể thao hoặc đơn giản là uống một cốc nước lọc thật to mỗi khi bạn sắp cáu kỉnh.

6. Không biến đồ ngọt thành kẻ thù

Đừng bao giờ bỏ bữa để mà sau đó não bộ phải phát tín hiệu cho cơ thể tăng gấp đôi sự tích trữ đồ ngọt với vài chiếc bánh qui bạn ngấu nghiến cầm hơi. Bên cạnh đó, thói quen nhai kẹo cao su “không đường” khi thèm ăn cũng không thực sự mang lại sự từ bỏ “đồ ngọt” như bạn tưởng. Sự thèm ngọt vẫn nằm nguyên và đến cuối ngày, bạn sẽ có xu hướng bù đắp sự thèm muốn đó bằng cách nạp vào cơ thể một lượng calori thừa.

Và đôi khi, nếu chẳng may lỡ chén quá nhiều đồ ngọt, bạn cũng đừng cảm thấy tội lỗi và tự trừng phạt mình bằng cách “tuyệt giao” với chúng sau đó, vì thực sự nguy cơ tái phạm và một vòng luẩn quẩn “ăn, tội lỗi, không ăn rồi lại ăn” sau đó sẽ rất cao. Quan trọng nhất là bạn biết cách cân bằng lượng đồ ngọt nạp vào cơ thể mà vẫn không nguy hại cho sức khỏe và không làm mất dáng.

5 thành phần nguy hiểm nhất có trong thực phẩm


Bạn có biết, các chất làm ngọt, phẩm màu, chất bảo quản... có trong thực phẩm chế biến sẵn đều vô cùng nguy hại cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là 5 thành phần nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh càng xa càng tốt.


Hãy đọc kỹ nhãn hàng trước khi mua bất kỳ loại thực phẩm đóng hộp nào

Sodium Nitrite

Đây là một loại chất bảo quản thường có trong xúc xích, giăm bông, thịt xông khói và rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn từ thịt.

Sodium Nitrite có tác dụng bảo toàn màu đỏ/hồng tươi của thịt và khiến cho món ăn đó trở nên bắt mắt hơn. Thậm chí, ở mức độ nào đó, Sodium Nitrite còn có khả năng ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, khi ăn phải một số lượng lớn, sodium nitrite sẽ phản ứng với axit có trong dạ dày tạo ra và tạo ra nitrosamine - tác nhân chính gây ung thư.

Ngoài ra, sodium nitrite còn là nguyên nhân của chứng đau nửa đầu, triệu chứng phổi tắc nghẽn mãn tính. Các loại thịt không đỏ như thịt gà, cá là các loại thực phẩm tương đối an toàn vì không chứa nitrat.

Excitotoxin

Excitotoxin thường có nhiều trong súp đóng hộp, sô-đa, xúc xích, sa lát, các đồ ăn chay bán sẵn... Ngoài ra, excitotoxin còn được sử dụng như một loại gia vị trong hầu hết các loại thực phẩm, như bột ngọt hoặc các loại gia vị ngọt được đặt cho các tên gọi khác nhau.

Excitotoxin về cơ bản là một loại axit amin có chức năng dẫn truyền thần kinh trong não. Nhưng khi các tế bào não tiếp xúc với lượng excitotoxin quá lớn (thông qua ăn uống hàng ngày) thì chúng bị kích thích mạnh và bắt đầu truyền các tín hiệu thần kinh với tốc độ rất nhanh cho đến khi chúng hoàn toàn kiệt quệ. Nhiều giờ sau, những nơron này chết đột ngột, như là chúng bị kích thích đến chết. Vì lý do đó, các nhà nghiên cứu thần kinh gọi excitotoxin là chất độc kích thích.

Đối với thai nhi và trẻ em, do các enzym bảo vệ trong não chưa phát triển đầy đủ, nên chưa có khả năng tự “giải độc” cho mình. Chính vì thế, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm chứa excitotoxin.

Gluten

Gluten là chất tinh bột có trong lúa mạch, lúa mỳ và lúa mạch đen. Gluten có thành phần là gliadin - một dạng protein không hòa tan có thể gây ra chứng dị ứng hay rối loạn tiêu hóa do không dung nạp gluten. Đó là một bệnh được gọi là “bệnh tạng”, có biểu hiện thoái hóa mô trong của ruột làm cho không thể hấp thu được chất dẫn đến các rối loạn như thiếu máu, tiêu chảy, chướng hơi, sụt cân và khối cơ bắp.

Những người nhạy cảm với gluten mà đang mắc các chứng tiểu đường, suy nhược cơ thể, viêm khớp, loãng xương, viêm da, vảy nến và bệnh đa xơ cứng... thì các chứng bệnh này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi cơ thể hấp thu gluten.

BHA và BHT

Butylated Hydroxyanisole (BHA) và Butylated Hydroxytoluene (BHT) được sử dụng để bảo quản chất béo và ức chế sự hình thành của nấm men. Các thực phẩm như bơ, khoai tây chiên, bia, ngũ cốc, thịt... đều chứa BHT hoặc BHA, thậm chí cả hai. BHT là chất chống oxy hóa ở các chất béo để tránh cho sản phẩm bị ôi thiu.

Khi cơ thể dung nạp quá nhiều các chất này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. BHT và BHA có thể gây khó khăn cho quá trình trao đổi chất, làm giảm cân, tổn thương gan, gây ra chứng chậm phát triển và phát triển bất thường ở thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.

BHA và BHT có thể làm tăng nguy cơ ung thư (nghi ngờ là chất gây ung thư) và khi được tích lũy trong các mô, chúng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. BHA và BHT còn gây ra chứng to gan, chậm phát triển tế bào, chứng viêm da tiếp xúc và các vấn đề về da khác...

Fructose Corn Syrup cao (HFCS)

Còn được gọi bởi các tên khác như xirô ngô, fructose hay đường ngô... Đó là một loại chất làm ngọt có chưa hàm lượng calorie cao, được sử dụng trong các thực phẩm chế biến sẵn như sốt cà chua, mứt, bánh mỳ, trộn sa lát, kem, nước giải khát...

Nếu cơ thể tiêu thụ lượng HFCS bình thường thì sẽ không có hại cho sức khỏe, nhưng nếu hấp thụ ở hàm lượng quá cao sẽ là dẫn đến các chứng bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường type 2... Ngoài ra, chúng còn gây ra sự thay đổi trong chuyển hóa nội bào và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Monday, November 29, 2010

Hình Ảnh và Ý Nghĩa Chuổi Tràng Niệm Phật



Xem hình

Chuổi dùng làm vật trang sức xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn minh của nhân loại là vật tượng trưng cho sự quí phái, dùng làm trang sức cho vua chúa và các bậc quyền quí ngày xưa. Chuổi Tràng có trong Phật Giáo từ thời đức Phật còn tại thế [Kinh Pháp Hoa] trong Phẩm Phổ Môn có nói về việc Ngài Vô Tận Ý cởi Chuổi Anh Lạc giá trị trăm nghìn lượng vàng dâng lên cúng dường Đức Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo. Vua Ấn Độ Tỳ Lưu Ly thỉnh Đức Phật Thích Ca dạy cho pháp môn diệc trừ phiền não, Phật dạy nhà vua dùng hạt một loại cây gọi là “Vô Hoạn Tử” hay còn gọi là “Bồ Đề Tử” xâu thành chuổi để niệm danh hiệu Phật thì sẽ tiêu trừ mọi phiền não. Nguồn: http://phatgiaovnn.com (Phật Giáo Việt Nam Net)

Trong Kinh Phật dạy: “Nếu như muốn tiêu trừ các phiền não chướng, nên xâu chuổi 108, luôn đem theo bên mình, hoặc đi đứng nằm ngồi, lần chuổi niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, lần chuổi trì niệm danh hiệu Phật càng nhiều càng tốt. Nếu như mãn 20 vạn biến thì có thể đạt đến Thân Tâm Bất Loạn.”

Chuổi tràng Phật Giáo có bao nhiêu hạt được quy định rõ ràng và số lượng của hạt chuổi đều mang một hàm ý nhất định. Chuổi đại tràng có 108 hạt số liệu tượng trưng cho sự niệm tụng để dứt trừ 108 loại Phiền não. Chuổi trung tràng có 54 hạt biểu thị hành giả Phật Giáo tu trì phải tuân thủ các pháp Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Tín, Thập Hồi Hướng và bốn Pháp Thiện Căn. Chuổi tiểu tràng gồm có 27 hạt tượng trưng cho mười tám Pháp Học Nhân và chín Pháp Vô Học. Chuổi 21 hạt hàm ý Ngũ căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Ngũ Trí Phật. chuổi 18 hạt tượng trưng cho Bát Chánh Đạo và Thập Hiệu Phật, còn tượng trưng cho 18 vị A La Hán. Chuổi 16 hạt tượng trưng cho Thập Địa và Lục Ba La Mật. Chuổi 14 hạt tượng trưng cho mười bốn Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chuổi 12 hạt tượng trưng cho mười hai Nhân Duyên. Chuổi 9 hạt tượng trưng cho Cửu Phẩm Liên Hoa. Ngoài ra còn chuổi 1080 hạt, 42 hạt và chuổi Mật Tông có chổ dùng 110 hạt.

Chuổi được dùng rất nhiều chất liệu để làm, thường thấy nhất như chuổi kết bằng hạt Bồ Đề, hạt Kim Cang, ngoài chuổi hạt còn được dùng chất liệu là thất bảo để làm. Như Vàng, Ngọc, Lưu Ly, San Hô, Hổ Phách..v.v… những chuổi tràng được làm bằng chất liệu quý thường là do các thí chủ học hạnh bố thí của Bồ Tát Vô Tận Ý mà phát tâm cúng dường cho tượng Phật hoặc các bậc Trưởng Lão Đạo cao Đức trọng trong Phật Giáo, chuổi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuổi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành.

Chuổi Tràng Bồ Đề Tinh Nguyệt

Chuổi Tràng Lưỡng Giới Bồ Đề Tinh Nguyệt

Chuổi Tràng Kim Cang Lục Tùng

Chuổi Tràng Kim Cang Thiên Chu Tây Tạng

Chuổi Tràng Kim Cang Lục Tùng Ấn Độ

Chuổi Tay Kim Cang Việt Nam

Chuổi Tràng Kim Cang Lưỡng Giới Tây Tạng

Chuổi Tràng Kim Cang Mật Lạp Tây Tạng

Chuổi Tràng Kim Cang Trung Quốc

Chuổi Tràng Tử Đàn Tây Tạng

Chuổi Tràng Phật Nhãn Bồ Đề Tây Tạng

Chuổi Đại Tràng Hắc Đàn Trung Quốc

Chuổi Tay Hương Đàn Hàn Quốc

Chuổi Tay Bồ Đề Trung Quốc

Chuổi Tràng Tử Đàn Ấn Độ

Chuổi Tràng Trầm Hương Việt nam

Chuổi Tràng Thủy Trầm Hương Việt Nam

Chuổi Tay Trầm Hương Việt Nam

Chuổi Trầm Hương Việt Nam

Chuổi Tràng Sa Thạch Lưỡng Giới nhật Bản

Chuổi Tràng Hồng Thạch Lưỡng Giới Nhật Bản

Chuổi Tay Mật Lạp Trung Á

Chuổi Tay Mật Lạp Đỏ Trung Đông

Chuổi Tràng Mật Lạp Trung Á

Chuổi Tay Mật Lạp Trung Á

Chuổi Tràng Bạch Trầm Thiên Thiết

Chuổi Tràng Ngà Tử San Hô

Chuổi Tràng Hổ Phách Liên Xô

Chuổi Tràng Hổ Phách Lưỡng Giới Nhật Bản

Chuổi Tràng Hổ Phách Lưỡng Giới Đại Đàn Nhật Bản

Chuổi Tràng Lưỡng Giới Hổ Phách Trung Á

Chuổi Tay Hổ Phách Trung Á

Chuổi Nhật Liên Tông Hổ Phách Miến Điện

Chuổi Tràng Hổ Phách Trung Á

Chuổi Đại Tràng Hổ Phách Trung Á

Chuổi Tràng Hương Phách Tây Tạng

Chuổi Tràng Hổ Phách Liên Xô

Chuổi Tràng Hổ Phách Trung Đông

Chuổi Tràng Hương Phách Thiên Chu Tây Tạng

Chuổi Tràng Huyết Phách Chiêm Thành Việt Nam

Chuổi Tràng Kim Phách Trung Á

Chuổi Tay Hổ Phách Chiêm Thành Việt Nam

Chuổi Tràng Huyết Phách Việt Nam

Chuổi Tay Huyết Phách Việt Nam

Chuổi Tay Hổ Phách Chiêm Thành Việt Nam

Chuổi Tay Hổ Phách Liên Xô

Chuổi Tay Hổ Phách Liên Xô

Chuổi Tay Hổ Phách Chiêm Thành Việt Nam

Chuổi Tràng Huyết Phách Việt Nam

Chuổi Tay Kim Phách Miến Điện

Chuổi Tràng Sơn San Hô Tây Tạng

Chuổi Tay Mật Lạp Tây Tạng

Chuổi Tràng Mật Lạp Tây Tạng

Chuổi Tràng Chiên Đàn Ấn Độ