Bạn không thể tu để thành Phật được, vì Phật tánh có sẵn bên trong. Bạn vốn Phật đã thành, tại vô minh quên đi mà thôi. Nay Bạn đi dần về thế tịnh, mọi sự phóng chiếu của tâm thức đều gãy đỗ đi, Bạn có cái biết trực nhận, trực ngộ và trực tiếp với sự vật, Bạn và sự vật hợp nhất làm một, không qua suy luận của lý trí nhị nguyên thì gọi là hành thâm Bát Nhà Ba La Mật Đa (Prajna Paramita).
Verocana Bodhi nghĩa là Tỳ Lô Giá Na tượng trưng cho pháp thân của Như Lai nghĩa là Phật tánh bên trong, nghĩa là bản thể sự vật, nghĩa là cái đầu tiên, nghĩa là chân không mà diệu hữu, nên Như Lai gọi là Chân Như. Nghĩa là trong cái không, không phải là tịch diệt hoàn toàn, mà có mầm sống của vạn pháp ẩn tàng trong ấy. Pháp thân này thường trụ, bất hoại, không thêm, không bớt hằng còn như thế mãi. Nó là cái mà Chư Tổ gọi là Con Người Thật của Bạn. Nó là cái mà Chư Tổ gọi là Bản lai Diệu mục của Bạn. Nó là cái mà Chư Phật gọi là Phật Tánh của Bạn. Phật Tánh của bạn ở dạng Thể và Dụng. Thể và Dụng hợp nhất lại vượt lên trên thì gọi là Phật. Ở dạng thể thì các Bạn tiếp cận bằng kỹ thuật Thiền. Ở dạng dụng thì Bạn tiếp cận bằng kỹ thuật Năng lượng của mật tông.
Bạn không thể tu để thành Phật được, vì Phật tánh có sẵn bên trong. Bạn vốn Phật đã thành, tại vô minh quên đi mà thôi. Nay Bạn đi dần về thế tịnh, mọi sự phóng chiếu của tâm thức đều gãy đỗ đi, Bạn có cái biết trực nhận, trực ngộ và trực tiếp với sự vật, Bạn và sự vật hợp nhất làm một, không qua suy luận của lý trí nhị nguyên thì gọi là hành thâm Bát Nhà Ba La Mật Đa (Prajna Paramita).
Bát nhã không thể ngồi yên mà đạt được. Bạn không bị cái hữu tướng lôi đi, gạt bỏ dần bụi bặm của tâm hồn. Bạn chớ làm cho các hữu tướng dày đặt thêm lên, khiến cho Phật tánh không hé lộ ra được. Ban phải biết các pháp hữu vi của nhà Phật chỉ là phương tiện và bạn đừng nô lệ các phương tiện này. Trong đầu bạn đã có muôn vàn ý nghĩ, đừng để cho ý nghĩ thành Phật nhiều thêm. Trong đầu có muôn vàn sự loạn động, đừng cầu cúng và làm việc thiện với tâm tham dục mà làm các loạn động này kích hoạt thêm lên. Trong các tham dục, tham làm Phật cũng làm tham dục. Trong các hữu tướng, nô lệ các tướng cũng là sự nô lệ.
Không phải tu để thành người tu, mà tu để thành Phật. Thành Phật thì xả bỏ bớt đi, đừng vơ vào làm gì, Bạn theo ý nghĩ, ý chỉ của nhà Phật mà sống, mà quán tưởng, mà tiến dần về thế tịnh. Đừng đem tám vạn bốn ngàn pháp môn của Như lai vây chặt lấy tâm hồn sáng suốt của bạn. Chẳng phải bạn quá đau khổ vì mọi sự của chúng sanh chăng? Chẳng phải cơm, áo, gạo, tiền… làm bạn quá đau khổ rồi chăng? Niết Bàn đâu không thấy mà vơ cái cực nhọc vào người, Bạn làm người bình thường còn chưa được, sao muốn thành Phật được. Chỉ có gạt bỏ định kiến của Bạn đi, tâm trí nhị nguyên gãy đổ đi. Bạn có cái thấy hồn nhiên của đứa bé, Bạn có cái biết trực tiếp bằng sự rung động của con tim, không qua ý thức hệ, lý luận nào. Bạn và sự tự nhiên là một thì gọi là thành Phật, thì gọi là sống thuận tự nhiên, thì gọi Bạn và vũ trụ đồng biến dịch. Các sự trái tự nhiên đều dẫn đến DukKha là đau khổ, đều tạo ra Karma là nghiệp lực. Nếu Bạn không dụng tâm quán tâm mình được, nếu Bạn không giữ được tịnh giữa muôn ngàn ý nghĩ phải có trong tâm Bạn, Bạn ngồi đấy trù gạt bỏ mọi ý nghĩ, làm như vậy chẳng phải là vu vơ sao? Bạn không có ý nghĩ làm sao làm việc được.
Bạn muốn ngồi thiền để thành gỗ đá vô tri chăng? nếu hòn đá kia mà có con tim rung động thì nó thành Phật trước bao nhiêu người tu khác. Bạn phải sống, Bạn phải làm việc, Bạn phải là một con người với đầy đủ mọi tâm tư tình cảm, sự rung động tự nhiên mà vẫn thành Phật. Đó là vì Bạn giữ tịnh giữa muôn ngàn ý nghĩ. Đó là vì Bạn giữ tịnh giữa muôn ngàn hành động. Đó là vì Bạn tu mà không thấy có tướng tu. Đó là vì Bạn tụng kinh mà không có người tụng kinh. Đó là vì Bạn ăn chay mà chẳng có người ăn chay, Đó là vì Bạn niệm Phật mà chẳng có người niệm phật, Đó là vì Bạn lễ lạy mà bản chất là rỗng không và tịch lặng. Kinh nói: '' Năng lễ, sở lễ tánh không tịch'' Người lạy và Người nhận sự lễ lạy bản chất là tánh không và tịch lặng. Nếu tưởng có ông Phật ngồi đấy để nhận cái lạy của Bạn, Bạn là phật tử mà mê tín. Nếu Bạn tưởng có Phật ngồi đấy mà nghe tụng kinh Bạn là Phật tử mà mê tín. Bạn ăn chay, niệm Phật như vậy, là để tham dục khỏi khởi lên, là để gạt bỏ được bụi bặm của tâm hồn, là để hội nhập với thế tịnh và an lạc của Như lai..
Vậy, Bạn quay về Ngôi Nhà Tâm bằng cách nào? Vậy Bạn tiến về chân lý bằng cách nào? Bằng hai con đường thể và dụng để cuối cùng Bạn hội nhập với cái bất tư nghì là phật Tánh.
Về thể, Bạn dụng tâm quán tâm không phút nào ngừng nghỉ. Hành động của Bạn, Bạn phải chứng kiến cho được. Lời nói của Bạn, Bạn phải chứng kiến cho được, ý nghĩ khởi trong đầu bạn, bạn phải chứng kiến cho được. Tu là trở thành chứng nhân của chính mình. Chứ nếu Bạn là người làm, chứ nếu Bạn là người muốn sở đắc thì lập tức sa vào thiện nghiệp, rớt xuống địa ngục và dính vào Dukkha.
Nếu bạn tụng kinh mà nhằm cầu sinh con đẻ cái, nhằm giàu có và phước báo ở thế gian là bạn dùng cái tâm tham dục mà tụng kinh, như vậy đâu phải là chánh giáo của Như Lai. Bạn tụng kinh quá lâu, Bạn cầu nguyện liên tục là để Tâm Bạn hợp nhất với thế tịnh của Như Lai. Nếu Bạn càng tụng kinh mà Bạn càng cầu sở đắc, Bạn càng niệm Phật để bạn cầu cái lợi gì đấy hữu tướng là Bạn đã bắt đầu xa rời con đường chánh của Như Lai.
Pháp tụng kinh cao nhất của Bạn là gì? Đó là kinh vô tự của Như Lai. Bạn giữ được thế tịnh giữa muôn vàn ý nghĩ của Bạn. Giữ được thế tịnh và an lạc trong khi vẫn làm việc và tu tập. Như vậy gọi là tụng kinh liên tục mà không xa rời Pháp của Như Lai.
Bởi vậy, Bạn tiếp cận ở vấn đề bằng hai mặt tâm lý và năng lượng.
Về tâm lý, Bạn nhất thiết phải hành thiền, không hành thiền thì không thể tiến lên được và không thể thực chứng được. Bạn phải chứng kiến, chớ làm người hành động mà chỉ là chứng nhân cho chính mình.
Bạn tụng kinh, thứ nhất để đi vào thế tịnh an lạc, mục đích dần dần hội nhập với biển quang minh của Như Lai, tâm Bạn dần dần đi về thế tịnh giữa muôn vàn cái động. Trong cuộc sống, trong tu tập, Bạn không bao giờ rời xa vị trí chứng nhân. Bạn là khán giả, không phải là diễn viên. Bạn phải thấy Bạn đang tụng kinh, tụng kinh như vậy có tịnh chăng?
Bạn có một hành động nào, Bạn phải thấy hành động này, hành động này xuất phát là đáp ứng tình huống tự nhiên hay là do cái tôi tham dục điều khiển . Bạn nói một lời nói nào lời nói ấy là vô ngã, đáp ứng tình huống hay do sự tham dục làm Bạn nói ra lời ấy. Khi Bạn đang tu tập, Bạn đang làm việc đời, Bạn có chứng kiến sự vận động trong não Bạn chăng? Các ý nghĩ khởi lên Bạn có biết chăng nếu không biết thì tu là vô ích. Nếu Bạn không giữ được thế tịnh giữa muôn vàn ý nghĩ này thì tu như vậy là vô ích. Bạn trụ vào trạng thái chứng kiến như vậy không phút giây nào sao nhãng cho đến khi sự chứng kiến là tự nhiên, chỉ có hành động chứng kiến mà không có sự cố gắng chứng kiến thì gọi là Bạn thực chứng về Thiền Tông. Đó là một nữa của vấn đề về tâm lý.
Nữa còn lại về sattva, thể xác và năng lượng của Bạn, chẳng những Bạn không khổ hạnh, làm suy kiệt cơ thể đi, mà Bạn phải biết vận dụng phương tiện hữu ích này là thân xác bạn để tu tập và rèn luyện. Về năng lượng, luyện thể xác và luyện năng lượng Bạn, cho đến khi năng lượng Dục chuyển hoá thành năng lượng Giác Ngộ, thăng hoa dần lên và cuối cùng thành cực tịnh để giao thông với Điển Quang của Như Lai, Năng lượng nhỏ bé của Bạn qua hệ thống bảy luân xa nhập vào biển quang minh của Chư phật gọi là Nhập pháp Giới. Bạn sẽ có sức mạnh của Như Lai. Bạn sẽ tiếp cận với Như Lai qua phương diện năng lượng này.
Dụng Tâm quán Tâm và thực chứng năng lượng để hội nhập với biển quang minh Như lai là hai chân của Bạn tiến về thế Phật. Bạn tiến bằng hai chân này cho đến khi rốt ráo, Bạn sẽ nhập Đại Định và thực chứng Bất Tư Nghì của nhà Phật. Lúc ấy, không có vị thầy nào hướng dẫn Bạn được nữa, không ai có thể truyền đạt cái gì được nữa. Tự Bạn Bạn biết. Tự Bạn Bạn chứng .
Trước lúc ấy, nhất thiết phải đi bằng hai chân, đừng đi một chân mà không tiến được.
Thể và dụng song hành, tu và hành song đôi, hiển và mật viên thông
No comments:
Post a Comment