Chúng ta hãy tìm hiểu phương pháp chuyển hóa tâm coi mình như người, đặt mình vào vị trí của người khác. Đây cũng là giai đoạn đầu trong việc nuôi dưỡng tâm bình đẳng. Ở đây, bình đẳng được hiểu là sự ngang hàng của tất cả chúng sinh, trong sự tìm cầu hạnh phúc và vượt thoát khổ đau. Ai cũng như ai, chúng sinh nào cũng giống nhau trong ước vọng tự nhiên đó.
Chúng ta đi sâu hơn để hiểu được cái nhu yếu được thoát khỏi khổ đau có ý nghĩa ra sao? Ước vọng này không khởi lên vì ta thấy mình quan trọng, đáng khen, không phải như vậy! Ta có ước vọng căn bản này, chỉ vì chúng ta là những sinh vật có ý thức. Cùng ý nguyện, chúng ta tin tưởng là mình có quyền thực hiện nguyện ước đó. Khi chấp nhận điều này, chúng ta đem áp dụng cho người khác, ta sẽ thấy họ cũng chia xẻ chung với ta những mong ước căn bản.
Vậy, ta là một cá nhân có quyền thực hiện những ước nguyện của mình thì mọi người cũng vậy, họ cũng có quyền y như ta. Đó là điểm căn bản để chúng ta nhận thấy sự bình đẳng của tất cả chúng sinh.
Trong phép thực tập đặt mình như người khác, đây là giai đoạn chúng ta phát triển sự hiểu biết về sự bình đẳng căn bản của tất cả mọi người. Giai đoạn kế tiếp là quán chiếu về sự thiếu sót các ý tưởng "yêu mình" một cách thái quá, cùng những hệ quả tiêu cực do chúng mang lại - và quán chiếu về những lợi lạc khi ta có tâm ý mang phúc lợi tới cho người khác.
Chúng ta phải làm sao? Trước hết hãy so sánh ta với người. Chúng ta phải chấp nhận rằng, mình với người bình đẳng với nhau từ căn bản, trong sự mong cầu hạnh phúc, vượt thoát khổ đau. Rồi ta nhận thấy tất cả chúng sinh, có ta trong đó, ai cũng có quyền ngang nhau để thực hiện các ước vọng trên. Bất kể đó là một con người quan trọng hay tầm thường đến đâu trong thế tục, xét về các ước vọng đó, thì mọi người đều tuyệt đối bình đẳng.
Vậy cái gì làm cho chúng ta khác nhau? Đó chỉ là những con số. Dù cho đó là một con người cực kỳ quan trọng, quyền lợi của người đó cũng chỉ là một cá nhân, trong khi quyền lợi của chúng sinh mới là đa số, là vô lượng.
Câu hỏi là, cái nào quan trọng hơn? Chỉ căn cứ vào các con số, bạn cũng thấy được rằng, phúc lợi của chúng sinh quan trọng hơn của cá nhân ta. Ngay trong cuộc đời thế tục, chúng ta cũng biết rằng các vấn đề nào ảnh hưởng tới số đông thì quan trọng hơn là ảnh hưởng tới một nhóm hay một cá nhân. Một cách hợp lý, ta phải nhận thấy rằng sự an vui của những người khác quan trọng hơn của mình.
Xét một cách triệt để và vô tư hơn, ta thấy khi hy sinh sự bình an của nhiều người để làm lợi cho một người là một chuyện điên rồ. Nếu cần chọn lựa, thì ta phải chọn cái gì làm lợi lạc cho đám đông.
Bây giờ, bạn có thể thấy rằng những điều đó hữu lý, nhưng đến cuối ngày, bạn lại phân biệt "tôi" với "người" khác nhau! Nếu ta và người mà hoàn toàn độc lập với nhau, không có một chút liên hệ gì, thì có lẽ ta có thể bỏ qua những an vui của kẻ khác mà đuổi theo lợi lạc của riêng mình. Nhưng không thể có chuyện này. Ta và người không thể hoàn toàn độc lập, phúc họa của chúng ta đều song hành chặt chẽ với nhau.
Trong Phật Giáo, dù cho bạn tỉnh thức giác ngộ hay không, cuộc đời bạn cũng luôn luôn có liên hệ với người khác, bạn không thể tạo ra một cuộc sống hoàn toàn biệt lập được.
Khi theo một con đường tâm linh, những thành tựu bạn đạt tới cũng tùy thuộc nhiều vào những liên hệ hỗ tương với mọi người. Chuyện này chứng tỏ ta không thể thiếu người khác.
Ngay cả khi bạn đạt tới bậc giác ngộ cao tột, thì sự giác ngộ đó cũng là để đem lợi lạc cho chúng sinh. Thực vậy, giác ngộ là vì có chúng sinh. Ta không thể thiếu họ ngay cả ở trình độ này.
Đời sống của bạn liên hệ, tương quan với đời sống của bao người, nên ý niệm "Tôi hoàn toàn độc lập và khác biệt kẻ khác" chẳng có nghĩa chi hết. Dù đó là chân lý, điều này không phản ảnh trên cách hành xử của chúng ta.
Đa số chúng ta tự nuôi dưỡng mình bằng những tư tưởng phức tạp để chìu chuộng cái Tôi. Chúng ta thường tin vào những gì mình rất quý trọng, coi đó là những chuyện căn bản của đời ta. Điều này thường do lòng tin mãnh liệt vào sự hiện diện độc lập của cái Tôi.
Lòng tin vào sự hiện hữu của cái Tôi có thực tánh, sự quý trọng những gì thuộc về mình, bất chấp kẻ khác, là hai tâm ý chúng ta đã nuôi dưỡng từ nhiều kiếp rồi. Nhưng kết quả là gì? Niềm tin đó mang tới cho ta lợi lạc gì?
-Chúng ta đau khổ liên tục! Chúng ta nghĩ tưởng một cách tiêu cực hoài hoài và ý muốn chìu chuộng cái Tôi đó không đưa ta tới đâu.
Khi chúng ta thay đổi, không chỉ chăm lo cho mình nữa mà để tâm tới người khác và thế giới bên ngoài kia: Khi chúng ta nhìn tới những khủng hoảng, khó khăn và khổ đau khắp nơi... ta sẽ thấy nhiều phần các vấn đề là do hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của các tâm bất thiện vô kỷ luật.
Những loại vọng tâm đó từ đâu mà có? - Đó là sự kết hợp mạnh mẽ của ích kỷ và lòng tin có cái Tôi riêng biệt. Nhìn rộng ra ngoài thế giới, chúng ta sẽ biết được hậu quả tai hại của lối suy nghĩ tiêu cực đó.
Những thái độ như trên không có ích lợi gì, dù chỉ là cho cái Tôi ích kỷ. Bạn có thể tự hỏi coi khi bạn chỉ biết tới mình và tin rằng mình có cái Tôi độc lập, như thế thì bạn được những lợi lạc gì? Khi bạn suy nghĩ thật chín chắn, bạn sẽ nhận ra ngay là "không lợi bao nhiêu!" Thật ra, những tin tưởng đó là nguồn khổ đau sầu não cho cá nhân chúng ta. Văn học Phật Giáo bình giảng rất nhiều về chuyện này.
Hai năm trước, tôi dự một hội nghị về y khoa tại Mỹ Châu rất thích thú. Một nhà tâm lý học tham dự hội nghị đã trình bày những kết quả về công trình nghiên cứu trong một thời gian dài. Ông ta đi đến kết luận:
Chắc chắn là có sự liên hệ giữa những người chết trẻ, người bị áp huyết cao, hay có bệnh tim, với đại danh từ ngôi thứ nhất - "Tôi - Ta - Của Tôi - Của Mình"
Tôi thấy điều này thật là vui, rất đáng chú ý. Các nghiên cứu khoa học cũng công nhận có sự liên hệ giữa chuyện yêu mình quá sức với sự bất an của con người. Trong tiếng Tây Tạng cũng có một cụm từ diễn tả sự vị kỷ quá đáng là "Nga rinpoche" có nghĩa là "Tôi, vị đại sư quý báu này!"
Trái lại, nếu bạn chuyển sự lưu tâm về mình sang người khác, nới rộng tầm mắt, thì bạn sẽ thấy ngay hậu quả của sự cởi mở này. Nói khác đi, nuôi dưỡng lòng vị tha không phải chỉ có ích về phương diện đạo giáo mà cả trong thế tục, không phải chỉ được lợi lạc trên con đường tâm linh dài lâu mà còn được tưởng thưởng ngay.
Theo kinh nghiệm riêng, tôi có thể nói với bạn là khi tôi hành xử vị tha, tôi lập tức cảm thấy an ổn và bình thản hơn. Lòng từ bi mang lại ngay phước báu cho ta. Điều này cũng xảy ra khi ta nuôi dưỡng sự hiểu biết về cái tôi không có tự ngã độc lập, và bắt đầu nhìn được mình liên hệ với mọi người.
Dù ta khó mà nói rằng chỉ cần quán tưởng như thế đã có thể làm biểu hiện được các thực chứng sâu xa, nhưng ít nhất cũng có một hiệu quả nào đó. Đầu óc bạn cởi mở hơn, bạn bắt đầu thay đổi từ bên trong. Vậy thời, chắc chắn ta sẽ được hưởng ngay kết quả tốt của sự chuyển đổi tâm mình: Đổi sự quan tâm từ mình sang người khác, không còn tin ở cái tôi độc lập mà cần hiểu biết về nhân duyên tương sinh, mọi chuyện đều liên quan với nhau.
Tôi đồng ý với ngài Tịch Thiên (Shantiveda):
Tôi đâu cần nói gì thêm!
Người ấu trĩ làm việc lợi cho mình
Phật làm việc ích cho người khác
Hãy nhìn vào sự khác biệt đó.
Nếu tôi không đổi hạnh phúc của tôi
Lấy sự đau khổ của người khác,
Tôi sẽ không đạt tới quả vị Phật.
Và ngay trong cõi Ta Bà, tôi cũng sẽ không vui.
Cội rễ của mọi khổ đau trên thế gian
nằm trong các ý nghĩ về Tôi.
Nguồn gốc tất cả các hạnh phúc
là ý nghĩ hướng về Người.
Chúng ta đi sâu hơn để hiểu được cái nhu yếu được thoát khỏi khổ đau có ý nghĩa ra sao? Ước vọng này không khởi lên vì ta thấy mình quan trọng, đáng khen, không phải như vậy! Ta có ước vọng căn bản này, chỉ vì chúng ta là những sinh vật có ý thức. Cùng ý nguyện, chúng ta tin tưởng là mình có quyền thực hiện nguyện ước đó. Khi chấp nhận điều này, chúng ta đem áp dụng cho người khác, ta sẽ thấy họ cũng chia xẻ chung với ta những mong ước căn bản.
Vậy, ta là một cá nhân có quyền thực hiện những ước nguyện của mình thì mọi người cũng vậy, họ cũng có quyền y như ta. Đó là điểm căn bản để chúng ta nhận thấy sự bình đẳng của tất cả chúng sinh.
Trong phép thực tập đặt mình như người khác, đây là giai đoạn chúng ta phát triển sự hiểu biết về sự bình đẳng căn bản của tất cả mọi người. Giai đoạn kế tiếp là quán chiếu về sự thiếu sót các ý tưởng "yêu mình" một cách thái quá, cùng những hệ quả tiêu cực do chúng mang lại - và quán chiếu về những lợi lạc khi ta có tâm ý mang phúc lợi tới cho người khác.
Chúng ta phải làm sao? Trước hết hãy so sánh ta với người. Chúng ta phải chấp nhận rằng, mình với người bình đẳng với nhau từ căn bản, trong sự mong cầu hạnh phúc, vượt thoát khổ đau. Rồi ta nhận thấy tất cả chúng sinh, có ta trong đó, ai cũng có quyền ngang nhau để thực hiện các ước vọng trên. Bất kể đó là một con người quan trọng hay tầm thường đến đâu trong thế tục, xét về các ước vọng đó, thì mọi người đều tuyệt đối bình đẳng.
Vậy cái gì làm cho chúng ta khác nhau? Đó chỉ là những con số. Dù cho đó là một con người cực kỳ quan trọng, quyền lợi của người đó cũng chỉ là một cá nhân, trong khi quyền lợi của chúng sinh mới là đa số, là vô lượng.
Câu hỏi là, cái nào quan trọng hơn? Chỉ căn cứ vào các con số, bạn cũng thấy được rằng, phúc lợi của chúng sinh quan trọng hơn của cá nhân ta. Ngay trong cuộc đời thế tục, chúng ta cũng biết rằng các vấn đề nào ảnh hưởng tới số đông thì quan trọng hơn là ảnh hưởng tới một nhóm hay một cá nhân. Một cách hợp lý, ta phải nhận thấy rằng sự an vui của những người khác quan trọng hơn của mình.
Xét một cách triệt để và vô tư hơn, ta thấy khi hy sinh sự bình an của nhiều người để làm lợi cho một người là một chuyện điên rồ. Nếu cần chọn lựa, thì ta phải chọn cái gì làm lợi lạc cho đám đông.
Bây giờ, bạn có thể thấy rằng những điều đó hữu lý, nhưng đến cuối ngày, bạn lại phân biệt "tôi" với "người" khác nhau! Nếu ta và người mà hoàn toàn độc lập với nhau, không có một chút liên hệ gì, thì có lẽ ta có thể bỏ qua những an vui của kẻ khác mà đuổi theo lợi lạc của riêng mình. Nhưng không thể có chuyện này. Ta và người không thể hoàn toàn độc lập, phúc họa của chúng ta đều song hành chặt chẽ với nhau.
Trong Phật Giáo, dù cho bạn tỉnh thức giác ngộ hay không, cuộc đời bạn cũng luôn luôn có liên hệ với người khác, bạn không thể tạo ra một cuộc sống hoàn toàn biệt lập được.
Khi theo một con đường tâm linh, những thành tựu bạn đạt tới cũng tùy thuộc nhiều vào những liên hệ hỗ tương với mọi người. Chuyện này chứng tỏ ta không thể thiếu người khác.
Ngay cả khi bạn đạt tới bậc giác ngộ cao tột, thì sự giác ngộ đó cũng là để đem lợi lạc cho chúng sinh. Thực vậy, giác ngộ là vì có chúng sinh. Ta không thể thiếu họ ngay cả ở trình độ này.
Đời sống của bạn liên hệ, tương quan với đời sống của bao người, nên ý niệm "Tôi hoàn toàn độc lập và khác biệt kẻ khác" chẳng có nghĩa chi hết. Dù đó là chân lý, điều này không phản ảnh trên cách hành xử của chúng ta.
Đa số chúng ta tự nuôi dưỡng mình bằng những tư tưởng phức tạp để chìu chuộng cái Tôi. Chúng ta thường tin vào những gì mình rất quý trọng, coi đó là những chuyện căn bản của đời ta. Điều này thường do lòng tin mãnh liệt vào sự hiện diện độc lập của cái Tôi.
Lòng tin vào sự hiện hữu của cái Tôi có thực tánh, sự quý trọng những gì thuộc về mình, bất chấp kẻ khác, là hai tâm ý chúng ta đã nuôi dưỡng từ nhiều kiếp rồi. Nhưng kết quả là gì? Niềm tin đó mang tới cho ta lợi lạc gì?
-Chúng ta đau khổ liên tục! Chúng ta nghĩ tưởng một cách tiêu cực hoài hoài và ý muốn chìu chuộng cái Tôi đó không đưa ta tới đâu.
Khi chúng ta thay đổi, không chỉ chăm lo cho mình nữa mà để tâm tới người khác và thế giới bên ngoài kia: Khi chúng ta nhìn tới những khủng hoảng, khó khăn và khổ đau khắp nơi... ta sẽ thấy nhiều phần các vấn đề là do hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của các tâm bất thiện vô kỷ luật.
Những loại vọng tâm đó từ đâu mà có? - Đó là sự kết hợp mạnh mẽ của ích kỷ và lòng tin có cái Tôi riêng biệt. Nhìn rộng ra ngoài thế giới, chúng ta sẽ biết được hậu quả tai hại của lối suy nghĩ tiêu cực đó.
Những thái độ như trên không có ích lợi gì, dù chỉ là cho cái Tôi ích kỷ. Bạn có thể tự hỏi coi khi bạn chỉ biết tới mình và tin rằng mình có cái Tôi độc lập, như thế thì bạn được những lợi lạc gì? Khi bạn suy nghĩ thật chín chắn, bạn sẽ nhận ra ngay là "không lợi bao nhiêu!" Thật ra, những tin tưởng đó là nguồn khổ đau sầu não cho cá nhân chúng ta. Văn học Phật Giáo bình giảng rất nhiều về chuyện này.
Hai năm trước, tôi dự một hội nghị về y khoa tại Mỹ Châu rất thích thú. Một nhà tâm lý học tham dự hội nghị đã trình bày những kết quả về công trình nghiên cứu trong một thời gian dài. Ông ta đi đến kết luận:
Chắc chắn là có sự liên hệ giữa những người chết trẻ, người bị áp huyết cao, hay có bệnh tim, với đại danh từ ngôi thứ nhất - "Tôi - Ta - Của Tôi - Của Mình"
Tôi thấy điều này thật là vui, rất đáng chú ý. Các nghiên cứu khoa học cũng công nhận có sự liên hệ giữa chuyện yêu mình quá sức với sự bất an của con người. Trong tiếng Tây Tạng cũng có một cụm từ diễn tả sự vị kỷ quá đáng là "Nga rinpoche" có nghĩa là "Tôi, vị đại sư quý báu này!"
Trái lại, nếu bạn chuyển sự lưu tâm về mình sang người khác, nới rộng tầm mắt, thì bạn sẽ thấy ngay hậu quả của sự cởi mở này. Nói khác đi, nuôi dưỡng lòng vị tha không phải chỉ có ích về phương diện đạo giáo mà cả trong thế tục, không phải chỉ được lợi lạc trên con đường tâm linh dài lâu mà còn được tưởng thưởng ngay.
Theo kinh nghiệm riêng, tôi có thể nói với bạn là khi tôi hành xử vị tha, tôi lập tức cảm thấy an ổn và bình thản hơn. Lòng từ bi mang lại ngay phước báu cho ta. Điều này cũng xảy ra khi ta nuôi dưỡng sự hiểu biết về cái tôi không có tự ngã độc lập, và bắt đầu nhìn được mình liên hệ với mọi người.
Dù ta khó mà nói rằng chỉ cần quán tưởng như thế đã có thể làm biểu hiện được các thực chứng sâu xa, nhưng ít nhất cũng có một hiệu quả nào đó. Đầu óc bạn cởi mở hơn, bạn bắt đầu thay đổi từ bên trong. Vậy thời, chắc chắn ta sẽ được hưởng ngay kết quả tốt của sự chuyển đổi tâm mình: Đổi sự quan tâm từ mình sang người khác, không còn tin ở cái tôi độc lập mà cần hiểu biết về nhân duyên tương sinh, mọi chuyện đều liên quan với nhau.
Tôi đồng ý với ngài Tịch Thiên (Shantiveda):
Tôi đâu cần nói gì thêm!
Người ấu trĩ làm việc lợi cho mình
Phật làm việc ích cho người khác
Hãy nhìn vào sự khác biệt đó.
Nếu tôi không đổi hạnh phúc của tôi
Lấy sự đau khổ của người khác,
Tôi sẽ không đạt tới quả vị Phật.
Và ngay trong cõi Ta Bà, tôi cũng sẽ không vui.
Cội rễ của mọi khổ đau trên thế gian
nằm trong các ý nghĩ về Tôi.
Nguồn gốc tất cả các hạnh phúc
là ý nghĩ hướng về Người.
No comments:
Post a Comment