1) Sống biết nhẫn nhục. Đa số mọi người chịu nhẫn nhục nén lòng khi thấy mình yếu kém hơn, nhỏ con hơn, yếu thế hơn,… Nhưng nhẫn nhục như vậy là nén lòng, tuy nhẫn nhục nhưng trong lòng vẫn bực tức sân giận. Còn người biết sống thương yêu nhẫn nhục, họ nhẫn nhục vì thương yêu mình, thương yêu người.
Họ nghĩ rằng khi ai đánh mình, chửi mình, nói xấu, chê bai, chỉ trích mình, hiếp đáp, đe dọa… thì mình im lặng, im lặng để không có sự cãi cọ đôi bên, gây thêm thù hận, cãi cọ sẽ làm cho đôi bên tức giận dẫn đến chửi nhau, đánh nhau, sẽ có người bị thương tích, rồi bị mời lên cảnh sát, ra tòa, mất thời gian, rồi bực tức suốt đời, ăn không ngon, ngủ không yên,…Nếu như phản ứng lại sẽ còn làm cho người giận hơn, thù hơn,…
Do hiểu rõ tác hại như vậy mà mình sống thương yêu nhẫn nhục. Đó là mình thương yêu giúp cho người kia cũng bớt đi lòng thù hận, bực tức. Đức này là đức thương yêu nhẫn nhục.
2) Sống biết bỏ cái tôi đi, bỏ cái thói quen luôn cho mình đúng, luôn bảo vệ ý kiến của mình. Con người ai cũng bị kẹt vào cái tôi này mà đánh mất lòng thương yêu hằng ngày cả trăm ngàn cơ hội. Càng lớn tuổi thì cái tôi càng lớn, càng học nhiều, đọc nhiều, kinh nghiệm nhiều thì cái tôi càng lớn. Không muốn lắng nghe ai, không biết nhường nhịn ai, luôn thấy lỗi người khác, ai nói trái ý mình thì lên tiếng ngay bảo vệ ý mình cho bằng được. Chính vì vậy mà đánh mất lòng thương yêu.
Nếu biết áp dụng đức tùy thuận thì chúng ta sẽ làm cho người khác vui. Đó là biết sống có thương yêu, bởi vì ai cũng muốn đúng, mình tùy thuận, nghe theo, làm theo ý của người đó là mình làm cho người vui, người vui thì mình vui chứ sao. Đức này là đức tùy thuận.
• Sống biết tùy thuận là sống làm theo ý kiến, lời nói, yêu cầu hay hành động của người khác. Ai cũng luôn cho mình đúng, cái của mình bao giờ cũng tốt, cũng ngon, cũng nhất, cũng hay hơn,... Cho nên ai nói, hay làm trái ý thì giận hoặc liền ngay đó nói lên ý của mình ngay và bảo vệ ý đó.
Ngay chổ này con người đã đánh mất lòng thương yêu. Vì khi bị ai nói trái ý thì ai cũng giận, cũng tự ái cả, mình cũng vậy thì người khác cũng vậy. Do vậy chúng ta hãy bỏ cái tôi xuống mà tùy thuận theo ý của người khác là chúng ta sống biết thương yêu.
Ví dụ: Khi đến nhà người khác ăn thì mở miệng chê là món này mặn, lạt, cay, chua, ngọt quá, đánh giá đủ thứ… Mỗi người do đặc tướng khác nhau cho nên cái lưỡi cũng khác nhau, tại sao mình cứ nghĩ rằng cái gì của mình cũng là đúng nhất. Người ta bỏ hàng giờ ra nấu ăn, trổ hết tài ra, sử dụng mọi thứ ngon nhất để nấu, nêm nếm ngon vừa miệng họ, đặt tình thương của họ vào trong món ăn. Vậy mà mình vì cái tính kiêu ngạo, quen miệng chê bai khi thấy trái ý một chút đã làm cho người khác buồn. Người hay chê bai như vậy lần sau chắc không được mời đến ăn nữa.
Người như vậy ít bạn, thường sống cô đơn vì không ai muốn gần. Đức này là đức tùy thuận.
3) Luôn vui vẻ bằng lòng với mọi lời nói, việc làm và suy nghĩ của người khác, không còn cố chấp vào ý của mình là đúng nữa mà chỉ biết sống tùy thuận vào người khác. Lấy niềm vui và hạnh phúc của người làm niềm vui của mình. Đó là đức bằng lòng.
Monday, December 13, 2010
NGHỆ THUẬT SỐNG: ĐỨC NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN VÀ BẰNG LÒNG
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment