Sai.
Sổ mũi, được điều trị hay không điều trị, chỉ kéo dài khoảng một tuần là khỏi. Vì thế, không cần chữa trị vì sổ mũi có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng, như giảm đau với paracetamol hoặc rát họng với mật ong.
2. Chức năng miễn dịch giảm nên cơ thể dễ bị cảm cúm, sổ mũi và các bệnh mùa đông khác tấn công?
Sai.
Giảm chức năng miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn nặng kèm theo sốt.
3. Dừng hút thuốc thường dễ bị sổ mũi?
Đúng.
Để chống chọi với khói thuốc lá, màng nhầy trong mũi người nghiện thuốc khá dày. Khi dừng hút, màng nhầy mỏng đi nên dễ bị tấn công bởi vi-rút và các mầm bệnh khác. Chính vì vậy, người hút thuốc thường dễ bị sổ mũi trong một thời gian ngắn sau khi cai.
4. Vi-rút cúm rất thích thời tiết lạnh nên dịch cúm thường xuất hiện trong mùa đông?
Đúng.
Vi-rút cúm thường “ghé thăm” chúng ta vào mùa đông.
5. Viêm họng có thể do vi-rút hoặc vi khuẩn?
Đúng.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, phần lớn do vi-rút (80%) như adeno, rhino, virút hợp bào đường thở, cúm, sởi… Số còn lại do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H. Influenzae…
Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm ASEAN vì đây là loại dẫn đến biến chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khớp, viêm thận.
Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, lạnh, ẩm, bụi, khói thuốc, rượu, khí thải hoá chất cũng gây viêm họng.
6. Cứ sáng ngủ dậy là ho, thỉnh thoảng có đờm chứng tỏ đã bị viêm phế quản?
Sai.
Nếu sáng nào ngủ dậy cũng ho, có đờm hoặc không có đờm đều là điều không còn bình thường nữa. Cần phải khẩn trương đến gặp bác sĩ để điều trị dứt cơn ho.
7. Bệnh nhân hen suyễn dễ bị cảm cúm hơn những người khác?
Sai.
Bệnh nhân hen suyễn không dễ mắc cảm cúm hoặc viêm xoang như những người khác.
8. Ô nhiễm tăng nguy cơ viêm phế quản?
Đúng.
Người sống ở môi trường ô nhiễm (các thành phố lớn) dễ bị viêm xoang, viên phế quản hơn những người sống ở nơi không khí trong lành (chẳng hạn như các vùng nông thôn).
9. Một số người khi bị sổ mũi thường ho khan?
Sai.
Người bị sổ mũi hay viêm phế quản thường ho ra đờm. Đây là cách cơ thể kháng cự lại với vi-rút. Nếu dấu hiệu ho khan xuất hiện có thể do một nguyên nhân khác. Và khi ho khan kéo dài, phải đi khám để tìm nguyên nhân bệnh.
10. Chơi thể thao giúp giảm nguy cơ bị cảm cúm?
Đúng.
Thường xuyên luyện tập, vận động cơ thể mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm xuống hai lần.
No comments:
Post a Comment