Một gã trung niên lang thang vào công viên, tìm đến một ghế đá, ngồi xuống, và khóc nức nở. Chợt thấy một ông già với bộ râu dài, bạc như cước, khuôn mặt hồng hào, phúc hậu, hiện ra trước mặt. - Làm sao con khóc? Gã mếu máo: - Thưa cụ, con buồn quá, tức quá, không khóc, không chịu được ! Nhưng mà cụ là ai? Ông cụ mỉm cười hiền hậu: - Con quên rồi sao? Ta là người đã xe duyên cho con gặp vợ con, hồi bốn mươi năm trước đó ! Gã đàn ông sửng sốt,vội chắp tay: - Vậy ra, cụ là Nguyệt Lão! Vâng, con nhớ rồi. Ông cụ nâng gã đứng dậy , ôn tồn: - Ở nhà con, có chuyện gì vậy? Gã đàn ông kính cẩn: - Cụ hỏi vậy, là cụ biết hết rồi. Nên con không dám giấu gì cụ cả. Con vừa bị vợ con chửi mắng một trận tàn tệ. Con nói một, nàng nói mười...Rồi nàng lại còn chửi con "Anh là thứ người độc ác với vợ con. Tôi thật ngu dại, mới lấy anh. Biết anh tàn tệ như vậy, tôi thà ở lại Việt Nam, chứ không sang đây với anh làm gì !" Nàng còn bảo con "Anh Cút Đi Cho Khuất Mắt Tôi" nữa ! Mà con có làm gì nên tội đâu ! Con bực mình quá, lái xe phóng tới đây... Cụ già khoát tay: - Con nói vậy, là ta hiểu rồi. Nhưng con làm gì để đến nỗi bị vợ la mắng như vậy? Gã phân trần: - Con có làm gì đâu ! Vợ con không thích ăn cá bông lau, chê nó nhớt, nên không chịu mua về. Con thèm ăn cá bông lau kho, nên ghé chợ, xách về một con. Rửa cá xong, con ướp mắm muối, kẹo đắng, cho vào nồi kho với lon CoCo, rồi bưng chậu nước tạt ra bụi cây ngoài cửa. Vợ con bước ra sân, ngửi thấy mùi tanh. Thay vì bảo con xịt nước thêm, cho hết mùi, nàng tự ý ra chùi rửa, rồi vào nhà gây chuyện với con... Nguyệt Lão vuốt chòm râu bạc : - Khi vợ con bắt đầu gây chuyện, thì con phản ứng ra sao? Gã đàn ông nói: - Dĩ nhiên là con trình bày cái lý của con chứ. Con nói là nàng không làm, thì con làm. Con đâu có sai bảo nàng chút xíu việc gì đâu. Còn cái chuyện tạt nước rửa cá ra bụi cây trước nhà, con nhận là lỗi con ẩu, và bảo lẽ ra, nàng chỉ cần nói "anh làm dơ phía trước nhà, anh lo chùi rửa đi". Cớ sao nàng phải tự hành hạ mình, ra ngoài trời lạnh làm công việc đó, để có cớ mà chửi mắng con??? Ông cụ cười nhẹ: - Con nói đến "cái cớ" là có vẻ như con đã hiểu đầu đuôi sự thể rồi đấy ! Gã đàn ông tròn mắt: - Thưa cụ nói vậy là làm sao, con chưa hiểu? Nguyệt Lão tiếp: - Con ở với vợ con đã gần bốn mươi năm rồi. Trong suôt thời gian đó, con có nghĩ mình là một người chồng hoàn toàn không? Có bao giờ con làm điều gì cho vợ con phải héo hon, đau khổ chưa? Gã ngần ngừ một vài giây, rồi ấp úng: - Vâng, con phải nhận là mình đã có một số hành động bất xứng, lừa dối vợ, bồ bịch lăng nhăng, vui chơi nhậu nhẹt, say sưa với bạn bè ... Ông lão ngắt lời gã: - Thôi, như vậy cũng đủ rồi. Con nên nhớ là hôm nay, vợ con đã nói năng như thế đối với con, chẳng phải vì chuyện con tạt thau nước rửa cá ra sân trước đâu. Phản ứng của vợ con là kết quả tích tụ lâu ngày của biết bao nhiêu cay đắng, buồn giận, đau khổ, mà nàng đã phải cắn răng chịu đựng từ khi về chung sống với con đấy. Nhất là người phụ nữ khi gần bước vào tuổi sáu mươi, thấy mình đã có những triệu chứng già nua, nhan sắc bắt đầu phai nhạt. Họ đầy mặc cảm, và rất dễ tủi thân. Ta tưởng con là người học rộng, hiểu nhiều, lẽ ra con phải biết điều ấy chứ ? Gã đàn ông chợt thả hồn về những ngày tháng hoa mộng hơn bốn mươi năm xưa ở thành phố Saigon thân yêu, khi gã vừa ngoài hai mươi, gặp người thiếu nữ kiều diễm đó, say mê theo đuổi nàng, và đã vượt qua nhiều trở ngại để được kết hôn với nàng. Nàng đã sinh cho gã những đứa con ngoan, thay gã dạy con sống ngay lành, và giữ lòng chung thủy trọn vẹn với gã suốt hàng chục năm, mà vì chinh chiến, tù tội,vượt biên, gã phải sống xa cách nàng. Gã không thể quên những ngày bệnh hoạn, đói khát trong tù, nàng đã lặn lội cả trăm dặm đường, đi xe lửa, xe thồ, lội bộ, vác những bao đồ ăn, thuốc men, giúp hắn sống sót. Rồi vừa được thả, hắn đã vượt biên ngay, để nàng ở lại tiếp tục vất vả nuôi đàn con dại. Tới ngày vợ chồng đoàn tụ, vì gã chỉ là anh thợ lắp ráp điện tử, lương tối thiểu, để phụ giúp gã, nàng đã phải đi làm ở mấy hãng may trong suốt mười năm, cả ngày hít thở bụi vải, khói thuốc lá, nghe những lời chọc ghẹo, tiếng chửi thề của đám thợ đàn ông cùng hãng, buổi trưa đem theo hộp cơm hay gói mì, để mỗi tuần đem về một vài trăm góp vào tiền nhà, tiền xe...với gã. Mười mấy năm ở Mỹ trôi qua thật nhanh. Bây giờ con cái đã lớn, có gia đình, công việc làm, sống xa vợ chồng gã. Vợ gã đã thôi đến shop may, vì bụi vải và khói thuốc, cùng công việc lao lực đã gây cho nàng bệnh đau bao tử nặng nề. Hắn cũng sắp về hưu, chỉ còn làm part-time cho một hãng tiện. Hai vợ chồng già tưởng sẽ sống nốt những ngày tháng êm đềm bên nhau. Nhưng lắm khi, chỉ vì mấy chuyện không đâu, đã có những trận đấu khẩu kịch liệt, mà rốt cuộc, vợ hắn xách gối qua ngủ phòng bên cạnh, gài chốt cửa lại, còn hắn thì tự ái, cũng chẳng chịu qua gõ cửa làm lành ! Gã chợt mở mắt ra. Ông lão vẫn còn đứng đó. Giọng ông ôn tồn: - Con thấy đó, còn được cãi nhau với người mình thương yêu, là con vẫn còn hạnh phúc đấy ! Nhưng cãi cọ, dù dữ dội thế nào đi nữa, chính con là người sẽ phải làm lành với vợ con. Con hãy luôn tâm niệm mình là người may mắn, vì một số bạn con đang sống trong cô đơn, đau đớn, tiếc nuối, nhớ thương người bạn đường của họ đã rời khỏi trần gian này quá sớm. Con đừng bao giờ dùng lý lẽ để hơn thua với vợ con hết. Nếu lỡ có lúc nào nàng nóng giận, lớn tiếng la rầy, hay thậm chí, mắng chửi con, đuổi con ra khỏi nhà, con cũng đừng bao giờ phản ứng nông nổi, trả đũa, nói lại những lời xúc phạm tương tự , vì mình là đàn ông, phải đ%E |
Friday, October 29, 2010
Chuyện Cổ Tích
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment